Phòng Điều Dưỡng
Nhân sự Phòng Điều Dưỡng
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái là một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của tỉnh. Từ những ngày đầu thành lập bệnh viện với muôn vàn khó khăn, thách thức, đặc biệt là thiếu nhân lực điều dưỡng, nhưng tập thể phòng luôn xác định rõ chức năng nhiệm vụ, tổ chức chăm sóc người bệnh nhiệt tình, chu đáo, luôn gắn với mục tiêu “Người bệnh đến đón tiếp niềm nở - Người bệnh ở chăm sóc tận tình – Người bệnh về dặn dò chu đáo”.
A. LỊCH SỬ
Phòng Điều dưỡng của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái được thành lập theo Quyết định số
B. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Hiện tại tổng số nhân lực của phòng là 03 cán bộ, gồm:
01 Trưởng phòng.
02 Điều dưỡng trưởng khoa.
Sơ đồ tổ chức Phòng Điều Dưỡng
C. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BYT
ngày 28/12/2021 của Bộ Y tế quy định
hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt
động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên
quan đến hoạt động điều dưỡng:
a) Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện kế
hoạch hoạt động điều dưỡng, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, các văn
bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện;
b) Xây dựng các mô hình chăm sóc tại điểm b
khoản 3 Điều 6 Thông tư này phù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của bệnh
viện.
2. Quản lý điều hành chuyên môn:
a) Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát
thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định tại Thông tư này;
b) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả
thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định.
3. Quản lý nhân sự:
a) Phối hợp các khoa, phòng liên quan xây
dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất tuyển dụng, bố trí, điều động điều dưỡng, hộ
sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của bệnh viện;
b) Xây dựng mô tả công việc cho các thành
viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ
thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc
theo quy định tại Thông tư này và Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y phù hợp với phạm vi hoạt động của bệnh viện;
c) Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và
chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hằng năm và trước khi
tuyển dụng;
d) Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm
các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng
khoa;
đ) Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các
cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc có
thành tích hoặc vi phạm theo quy định.
4. Đào tạo, nghiên cứu khoa học:
a) Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội
dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng
trong bệnh viện;
b) Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử
nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
c) Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện
đào tạo nâng cao năng lực hoạt động điều dưỡng cho tuyến dưới;
d) Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao
trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy
định;
đ) Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu
và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát
hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo;
e) Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu
khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
5. Tham gia đề xuất mua sắm trang thiết bị,
phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đến hoạt động điều dưỡng, giám
sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo quy định.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám
đốc bệnh viện phân công.
D. PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
“Đoàn kết – Nhiệt tình – Tận tình chăm sóc” chính là phương châm hoạt động của phòng Điều dưỡng. Tập thể cán bộ phòng không ngừng đổi mới phong cách phục vụ hướng đến sự chuyên nghiệp và hiện đại.
Hình ảnh tư vấn bà bầu về 1000 ngày đầu đời
E. THÀNH TỰU
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái là một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của tỉnh. Từ những ngày đầu thành lập bệnh viện với muôn vàn khó khăn, thách thức, đặc biệt là thiếu nhân lực điều dưỡng, nhưng tập thể phòng luôn xác định rõ chức năng nhiệm vụ, tổ chức chăm sóc người bệnh nhiệt tình, chu đáo, luôn gắn với mục tiêu “Người bệnh đến đón tiếp niềm nở - Người bệnh ở chăm sóc tận tình – Người bệnh về dặn dò chu đáo”.
Ảnh chăm sóc trẻ sơ sinh trong lồng ấp tại khoa Nhi TH
Ảnh tắm bé tại khoa Sản
Hình ảnh Massage cho bé
Bên cạnh đó, phòng luôn tích cực tham gia công tác đào tạo, tập huấn. Hàng năm luôn tổ chức các lớp tập huấn cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn cho điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên của bệnh viện về chăm sóc toàn diện, tiêm an toàn, kỹ năng tư vấn – GDSK cho người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn…Tổ chức thi kiến thức, tay nghề cho đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên.
Hình ảnh thi tay nghề điều dưỡng và trao giải hội thi
Công tác nghiên cứu khoa học cũng được chú trọng quan tâm. Trong 5 năm qua phòng luôn có đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật áp dụng vào công việc hàng ngày.
G. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Phối
hợp với phòng Tổ chức hành chính đảm bảo
nguồn nhân lực của phòng để phân công phụ trách các khối.
2. Phối
hợp với phòng Tổ chức hành chính đảm bảo
nguồn nhân lực hợp lý thực hiện có hiệu quả trong công tác Chăm sóc người bệnh.
3. Tổ
chức cho điều dưỡng tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ:
chuyên ngành, đại học và sau đại học, phương pháp sư phạm y học cơ bản…
4. Thay
đổi tư duy của người điều đưỡng thông qua hoạt động đào tạo, kiểm tra giám sát:
- Thực
hiện tốt văn hóa giao tiếp ứng xử trong bệnh viện.
- Xây
dựng tác phong nhanh nhẹn, chủ động sáng tạo, tinh thần tự giác cao và phối hợp
tốt trong công tác.
5.
Xây dựng và hoàn thiện các quy trình chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tất cả vì sự phát triển toàn diện và vững bền của bệnh viện, phòng Điều dưỡng không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt sứ mệnh của mình theo đúng phương châm: “Đoàn kết – Nhiệt tình – Tận tình chăm sóc".