KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Các nội dung kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện:
1. Xây dựng, cập nhật, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Giám sát, giảm thiểu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện. Phát hiện và giải quyết các trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch.
3. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
4. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về vệ sinh tay trong bệnh viện.
5. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.
6. Quản lý và thực hiện công tác khử khuẩn, vô khuẩn trang thiết bị, dụng cụ y tế trong bệnh viện.
7. Quản lý và thực hiện công tác xử lý đồ vải y tế đảm bảo an toàn.
8. Quản lý và thực hiện việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý an toàn đối với chất thải y tế theo đúng quy định của pháp luật.
9. Quản lý công tác an toàn thực phẩm trong bệnh viện.
10. Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật.
11. Tổ chức công tác phòng chống dịch bệnh.
12. Quản lý hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn.
Các hướng dẫn, quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn do Bệnh viện ban hành phải đảm bảo 03 yêu cầu:
1. Thể thức và bố cục phù hợp với hướng dẫn, quy định của văn bản của Bộ Y tế hoặc tài liệu tham khảo làm căn cứ xây dựng.
2. Nội dung không được trái với tài liệu hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành. Khi tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế có sự điều chỉnh, sửa đổi hoặc có những quy định mới của Bộ Y tế khác với nội dung trong quy trình thì nội dung của quy trình cũng phải bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Đối với những hướng dẫn, quy định chưa được Bộ Y tế hướng dẫn thì được tham khảo tài liệu của các Hội nghề nghiệp hoặc các đơn vị chuyên môn như cơ sở đào tạo; Bệnh viện tuyến Trung ương.
3. Thực hiện đầy đủ các bước trong quá trình xây dựng và ban hành:
(1) Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn xây dựng hướng dẫn, quy định.
(2) Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn thông qua (trong trường hợp cụ thể).
(3) Giám đốc Bệnh viện ban hành.
Quy trình kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn do Bệnh viện ban hành phải đảm bảo 03 yêu cầu:
1. Thể thức và bố cục thực hiện tại Bệnh viện gồm các phần như sau:
(1) Mục đích
(2) Phạm vi áp dụng
(3) Trách nhiệm thực hiện
(4) Nguyên tắc thực hiện
(5) Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện
(6) Các bước tiến hành.
(7) Bảng kiểm giám sát
(8) Văn bản, tài liệu làm căn cứ để xây dựng quy trình.
2. Nội dung không được trái với tài liệu hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành. Khi tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế có sự điều chỉnh, sửa đổi hoặc có những quy định mới của Bộ Y tế khác với nội dung trong quy trình thì nội dung của quy trình cũng phải bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Đối với những quy trình chưa được Bộ Y tế hướng dẫn thì được tham khảo tài liệu của các Hội nghề nghiệp hoặc các đơn vị chuyên môn như cơ sở đào tạo; Bệnh viện tuyến Trung ương.
3. Thực hiện đầy đủ các bước trong quá trình xây dựng và ban hành:
(1) Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn xây dựng quy trình kỹ thuật.
(2) Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn thông qua.
(3) Hội đồng Thuốc và điều trị phân tích và kết luận.
(4) Giám đốc Bệnh viện ban hành.
HỆ THỐNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TẠI BV NHI THÁI BÌNH
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG KSNK TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH
file pdf CÁC HƯỚNG DẪN, QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
- Quyết định 3455/QĐ-BCĐQG ngày 05/08/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về việc Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19.
AN TOÀN BỨC XẠ
Việc sử dụng các chất phóng xạ và các tia bức xạ trong bệnh viện có thể gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho nhân viên y tế, người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng xã hội. An toàn bức xạ là việc thực hiện các biện pháp chống lại tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người và môi trường.
Nội dung công tác an toàn bức xạ trong bệnh viện chủ yếu bao gồm:
HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN VỀ AN TOÀN BỨC XẠ