8-20% trẻ em và trẻ vị thành niên gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần
(Dân trí) - Theo chuyên gia về sức khỏe tâm thần, cứ gần 100.000 người Việt có gần 6 ca tự sát. Đáng chú ý, có hơn 90% người bị rối loạn tâm thần chưa được nhận dịch vụ hỗ trợ. Tại buổi ra mắt Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Ứng dụng Tâm lý vừa diễn ra ở TPHCM, thạc sĩ Phan Kim Xuyến, chuyên gia về (SKTT), từng làm việc tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 chia sẻ, SKTT không chỉ là sự vắng mặt của các rối loạn hoặc khuyết tật tâm thần.SKTT được xác định bởi một loạt các yếu tố xã hội, sinh học và môi trường.Cập nhật về tình hình SKTT trên toàn cầu, thạc sĩ Xuyến cho biết, có khoảng 100 triệu người bị rối loạn tâm thần, trong đó 50% ca bệnh bắt đầu từ tuổi 14. Khoảng 3 triệu người chết một năm do lạm dụng chất kích thích, và cứ 40 giây lại có một trường hợp tự sát.Tại Việt Nam, cứ 100.000 dân sẽ có 5,87 ca tự sát (thống kê năm 2015). Có 8-20% trẻ em và trẻ vị thành niên gặp các vấn đề SKTT.
Tỷ lệ trầm cảm khi mang thai là 5% và trầm cảm sau sinh là 8,2%. Tỷ lệ mắc mới trầm cảm sau sinh là 6,5% (thống kê năm 2018), ở bệnh nhân ung thư phổi là 24,6% (thống kê năm 2017).Đáng chú ý, có hơn 90% người bị rối loạn tâm thần chưa được nhận dịch vụ hỗ trợ.Theo chuyên gia, có nhiều khó khăn và thách thức trong điều trị, chăm sóc SKTT ở Việt Nam, như tỷ lệ rối loạn tâm thần gia tăng, dân số già hóa, chưa có dịch vụ SKTT cho thảm họa, còn có sự kỳ thị và nhận thức sai lầm về rối loạn tâm thần, số lượng bác sĩ chuyên khoa tâm thần còn thiếu…Thạc sĩ Xuyến dẫn chứng, riêng tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM trong năm 2022 đã ghi nhận 234.000 lượt khám và điều trị, cho thấy nhu cầu được chăm sóc SKTT là rất cao.
Dù vậy, cơ sở vật chất và nhân lực hiện nay còn chưa đủ và chưa đáp ứng. Tỷ lệ bác sĩ và giường bệnh chỉ đạt 0,07/1.000 dân, dẫn đến tình trạng quá tải.Trước thực trạng người gặp vấn đề SKTT gia tăng sau dịch Covid-19, trong năm 2022, Sở Y tế TPHCM đã triển khai mô hình "cấp cứu trầm cảm" ngoại viện do Trung tâm Cấp cứu 115 và Bệnh viện Tâm thần TPHCM đảm trách.Ngoài ra, còn có các chương trình nâng cao năng lực chăm sóc SKTT, tư vấn, chăm sóc từ xa.
Ngoài ra, cần kết nối các nguồn lực hỗ trợ, tiếp nhận và xử lý khủng hoảng liên quan đến SKTT. Để phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần, ngoài mô hình y khoa còn cần có mô hình xã hội.
Chuyên gia cũng hướng dẫn người dân 10 hành động để dự phòng và nâng cao SKTT:
- Nhận diện và chia sẻ cảm xúc bản thân.
- Tăng cường hoạt động thể chất.
- Ăn uống lành mạnh.
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
- Sử dụng đồ uống hợp lý.
- Giữ liên lạc với mọi người xung quanh.
- Làm những công việc trong khả năng.
- Chấp nhận bản thân.
- Tìm kiếm và yêu cầu trợ giúp khi cần.
- Quan tâm đến mọi người.