Kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện là một mắt xích hết sức quan trọng,
luôn là thách thức, ưu tiên hàng đầu trong các cơ sở y tế. Công tác kiễm soát
nhiễm khuẩn không hiệu quả sẽ làm gia tăng nhiễm khuẩn bệnh viện.
Những nghiên cứu cho thấy rằng nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng tỉ lệ tử vong, kéo
dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh
và tăng chi phí điều trị.
Thống kê cho
thấy tỉ lệ nhiễm
khuẩn bệnh viện khoảng 5-10% ở các nước đã phát triển và lên đến 15-20% ở các nước đang
phát triển.
Các nhiễm khuẩn
bệnh viện thường gặp: Viêm phổi bệnh
viện, nhiễm khuẩn vết bỏng, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm
khuẩn huyết.
Đường lây nhiễm khuẩn bệnh viện: lây truyền qua đường tiếp xúc bao gồm tiếp
xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp; lây truyền qua các giọt bắn khi ho hoặc
hắt hơi; lây truyền qua không khí. Nguồn lây nhiễm
khuẩn bệnh viện: Từ môi trường, từ người bệnh, từ hoạt
động chăm sóc và điều trị, từ việc sử dụng kháng sinh không thích hợp.
Để tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, hạn chế nhiễm khuẩn bệnh
viện cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
1.Vệ sinh tay: Là biện pháp đơn gián, rẻ tiền và hiệu
quả nhất trong giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt trong khi dịch bệnh
COVID-19 vẫn chưa kết thúc. Vệ sinh tay đúng sẽ hạn chế các vi sinh vật gây
bệnh như vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm... từ người bệnh, từ môi trường y
tế, từ dụng cụ, từ chất thải y tế... có thể lan truyền qua bàn tay từ nhân viên
y tế đến người bệnh và ngược lại.
Mọi nhân viên y tế và người bệnh hãy tuân thủ vệ sinh tay theo 5 thời
điểm và 6 bước của quy trình vệ sinh tay dưới đây:
2. Đảm bảo môi trường bệnh viện xanh – sạch
– đẹp:
Đảm bảo vệ sinh khoa phòng, buồng bệnh luôn sạch sẽ, gọn gàng, thoáng
mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Người nhà người bệnh tuân thủ đúng quy định giờ thăm người bệnh, tuân
thủ đúng nội quy bệnh viện nhằm hạn chế nhiễm khuẩn từ bên ngoài vào.
Thực hiện kiểm tra giám sát thường xuyên môi trường, đặc biệt môi
trường phòng mổ, phòng hậu phẫu, phòng sơ sinh và một số phòng có yêu cầu vô
khuẩn cao.
Vệ sinh ngoại cảnh sạch sẽ, đảm bảo tỉ lệ cây xanh theo đúng quy định,
cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp, tạo cảm giác thân thiện, gần gũi. Thực
hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế theo quy định.
Tiền sảnh Khoa Sản
3. Đảm bảo tốt công tác vô khuẩn:
Trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho kiểm soát nhiễm khuẩn như:
Máy giặt, máy sấy đồ vải; máy hấp tiệt khuẩn dụng cụ, xe vận chuyển đồ sạch, xe
thu gom đồ bẩn…Xử lý dụng cụ dùng lại đúng quy trình, đảm bảo vô khuẩn.
Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi
thực hiện quy trình kỹ thuật, quy trình chăm sóc nhằm hạn chế tối đa nhiễm
khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn tiết niệu…
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát về vệ sinh tay, vệ sinh môi
trường, nhiễm khuẩn
bệnh viện ở các khoa trọng điểm, các nhóm bệnh trọng điểm, quản lý chất thải y tế, khử khuẩn, tiệt khuẩn
dụng cụ…
4. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa
khác:
Tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, tuân thủ các biện pháp
phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền như phòng ngừa lây
truyền qua đường tiếp xúc, phường ngừa lây truyền qua đường giọt bắn, phòng
ngừa lây truyền qua đường không khí.
Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt 2K: Khẩu
trang và khử khuẩn.
Đặc biệt khi ốm cần đến cơ sở y tế khám bệnh, sử dụng kháng sinh theo
hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh để hạn chế
việc vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, đây là một trong những nguồn lây nhiễm
khuẩn bệnh viện.
Kiểm soát nhiễm khuẩn thực sự đang là thách thức của
các cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện tốt và hiệu quả chương trình Kiểm soát
nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế góp phần làm giảm đến 30% các trường hợp
nhiễm khuẩn bệnh viện có thể xảy ra. Tất cả đều hướng tới mục tiêu an toàn
cho người bệnh, an toàn cho nhân viên y tế và an toàn cho cộng đồng.