Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng phần nào tới sự phát triển của trẻ nhỏ, do đó các bậc phụ huynh nên cho con đi khám dinh dưỡng định kỳ. Vậy khám, tư vấn dinh dưỡng cho bé đem lại những lợi ích gì, quy trình khám dinh dưỡng ra sao? Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết này để giải đáp thắc mắc trên.
1. Tìm hiểu về khám dinh dưỡng
Khi trẻ đi khám dinh dưỡng, bác sĩ sẽ
tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng và đưa ra các kết luận và chẩn đoán về
tình trạng sức khỏe của trẻ, từ đó tư vấn thêm các lưu ý khác để giúp bé phát
triển khỏe mạnh. Vậy thời điểm nào cha mẹ nên tìm hiểu và đi khám
dinh dưỡng cho bé?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích cha mẹ
nên cho trẻ dưới 16 tuổi đi khám dinh dưỡng thường xuyên, đảm bảo sự phát triển
toàn diện cho trẻ. Nhưng lịch thăm khám nên được sắp xếp tùy theo từng giai
đoạn phát triển của trẻ, cụ thể như sau:
- Đối với Trẻ dưới 2 tuổi nên đi khám định kỳ
vào các mốc: 3 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 9 tháng, 12 tháng, 15 tháng tuổi, 18
tháng tuổi và 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn phát triển não bộ của trẻ, do đó
cha mẹ cần đặc biệt lưu ý về chế độ dinh dưỡng.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên cần được đi khám dinh
dưỡng định kỳ từ 1 - 2 lần/năm.
Ngoài đi khám định kỳ, cha mẹ cũng nên chủ
động đưa bé đi khám dinh dưỡng khi bé có những biểu hiện bất thường. Ví dụ: trẻ
lười ăn, có dấu hiệu còi xương, suy dinh dưỡng; trẻ bị rối loạn tiêu hóa; trẻ
bị thiếu máu, thiếu
vitamin A, D, thiếu kẽm,… Ngoài ra, các em bé có nguy cơ thừa cân, béo phì cũng cần được đi
khám dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, phù hợp hơn.
2. Khám phá lợi ích của việc khám dinh dưỡng cho trẻ
Trên thực tế, qua mỗi buổi khám dinh
dưỡng định kỳ, cha mẹ sẽ nắm được tình hình tăng trưởng, phát triển của trẻ,
xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho bé.
Thứ nhất, qua buổi khám dinh dưỡng,
bác sĩ có thể đánh giá chế độ ăn uống của trẻ đã phù hợp chưa. Trong trường hợp
trẻ đang bị thiếu hay thừa chất, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để cha mẹ thiết kế
lại thực đơn ăn uống đảm bảo đủ và cân bằng chất cho bé. Trẻ còi xương, suy
dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, trẻ thừa cân, béo phì cần đi khám dinh dưỡng định
kỳ để bác sĩ điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển như bạn bè.
Thứ hai, nhờ đi khám dinh dưỡng định
kỳ, cha mẹ có cơ hội phát hiện sớm bệnh lý ở trẻ nhỏ (nếu có), từ đó chủ động
điều trị cho con từ những giai đoạn đầu, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.
Đặc biệt, sau một buổi khám
dinh dưỡng cho bé, các bậc phụ huynh sẽ “bỏ túi” thêm nhiều kiến thức
bổ ích về dinh dưỡng. Qua đó, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của trẻ, ngăn ngừa nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, tiêu chảy hoặc táo bón ở trẻ nhỏ.
Với những lợi ích tuyệt vời kể trên,
cha mẹ nên sắp xếp thời gian và đưa bé đi khám dinh dưỡng định kỳ.
3. Quy trình khám dinh dưỡng cho bé
Nhiều cha mẹ thắc mắc: Một buổi khám
dinh dưỡng cho bé diễn ra như thế nào?
Bắt đầu buổi khám, bác sĩ thường khám
lâm sàng để nắm được tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ nhỏ. Để đánh giá xem
trẻ có phát triển phù hợp với lứa tuổi không, bác sĩ sẽ đo các chỉ số cơ thể cơ
bản, ví dụ như: cân nặng, chiều cao và đối chiếu với bảng cân nặng, chiều cao
tiêu chuẩn (so sánh dựa vào độ tuổi, giới tính), đo vòng đầu, vòng cánh tay.
Trong buổi khám dinh dưỡng, cha mẹ nên
chủ động chia sẻ với bác sĩ về thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, một số
sở thích của trẻ, tiền sử mắc bệnh (nếu có). Dựa vào những thông tin kể trên,
bác sĩ có thể chỉ định trẻ thực hiện thêm một số xét nghiệm, kiểm tra chuyên
sâu.
Các xét nghiệm thường có trong gói khám dinh
dưỡng cho bé là:
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.
- Xét nghiệm chức năng gan như xét nghiệm đo nồng độ ALT,
AST, ALP, xét nghiệm đo nồng độ Albumin, protein toàn phần,...
- Xét nghiệm chức năng thận như xét
nghiệm ure máu, creatinin huyết thanh, acid uric
máu, albumin huyết thanh, tổng phân tích nước tiểu,...
- Xét nghiệm đường máu, mỡ máu,
Protein, albumin máu
- Xét nghiệm các vi chất: Vitamin A,
B, C, D, E,.... Sắt, calci, Magne, Phosphat, Kẽm,...
Trong một số trường hợp cần thiết, trẻ
còn được chỉ định chụp Xq, siêu âm ổ bụng. Từ kết quả khám lâm sàng và xét
nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ có thể hướng dẫn cha mẹ xây dựng chế độ dinh
dưỡng phù hợp với trẻ nhỏ. Đồng thời, sau mỗi buổi khám dinh dưỡng, bác sĩ cũng
chia sẻ thêm kinh nghiệm lên thực đơn, chia khẩu phần ăn để trẻ luôn cảm thấy
ngon miệng.
4. Cha mẹ cần chuẩn bị gì trước khi cho trẻ đi khám dinh dưỡng?
Trước khi cho bé đi khám dinh dưỡng,
cha mẹ hãy theo dõi thói quen ăn uống, sinh hoạt của con trong vài tuần. Đây là
những thông tin quan trọng giúp bác sĩ đánh giá chế độ dinh dưỡng của trẻ, đưa
ra lời khuyên giúp bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh.
Đặc biệt, trước khi đi khám
dinh dưỡng cho bé, các bậc phụ huynh nên liệt kê sẵn câu hỏi, thắc mắc
cần nhờ bác sĩ tư vấn. Khi nhận tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta hãy
ghi chép lại để tổng hợp kiến thức và biết cách chăm sóc trẻ đúng cách. Ngoài
ra, trong mỗi lần tái khám, cha mẹ nhớ mang theo hồ sơ theo dõi sức khỏe của
trẻ để thấy được sự thay đổi của con qua từng giai đoạn.
Như vậy khám dinh dưỡng cho
bé là việc làm cần thiết, giúp trẻ có cơ hội phát triển toàn diện
về thể chất, tinh thần. Cha mẹ nên chủ động cho con đi khám định kỳ và điều chỉnh
chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Các bậc phụ
huynh quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ khám dinh dưỡng cho
bé tại Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Yên Bái, vui lòng liên hệ qua số ĐT
chăm sóc khách hành 0827.335.345 để được tư vấn, hướng dẫn./.
Trần Văn Hiển
TỔ CSKS BỆNH VIỆN SẢN – NHI