Đái tháo đường thai kỳ là
một trong những bệnh lý có thể gặp phải khi mang thai. Nếu chẳng may bị tình
trạng này, bạn cần được điều trị nhanh chóng để ngăn ngừa các biến chứng sức
khỏe có thể xảy đến cho mình và thai nhi.
Chỉ số đường huyết tăng cao
là dấu hiệu của tình trạng đái tháo đường khi mang thai
Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu
đường thai kỳ là tình trạng tình trạng lượng đường trong máu cao ở một
số phụ nữ trong thời gian mang bầu. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24
– 28.
Nếu bạn bị đái tháo đường
trong thai kỳ, không đồng nghĩa với bạn đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai hoặc
sau khi sinh con. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ sẽ khiến bạn tăng nguy cơ
phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.
Bên cạnh đó, nếu không được
điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo
đường ở trẻ, đồng thời gây ra những biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.
Phương pháp chẩn đoán đái tháo đường trong thai kỳ
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ
tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bằng cách kiểm tra
lượng đường trong máu của thai phụ. Thông thường thai phụ sẽ được tầm soát
thường quy bằng nghiệm pháp dung nạp
glucose
Nghiệm pháp dung nạp Glucose hay nghiệm pháp tăng đường
huyết là gì?
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống là phương pháp được sử dụng để đo khả năng sử dụng đường
glucose của cơ thể .Phương pháp còn có thể được dùng để chẩn đoán bệnh tiền đái
tháo đường và đái tháo đường. Trong đó nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được
thực hiện phổ biến để kiểm tra bệnh đái tháo đường
thai kỳ.
Quy trình thực hiện xét nghiệm dung nạp
glucose qua đường uống như thế nào?
Nghiệm pháp dung nạp glucose sẽ được tiến hành vào
buổi sáng sau khi nhịn đói từ 10 - 14 giờ
- Đầu
tiên bạn sẽ được lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose máu khi đói. Điều này sẽ
cung cấp mức cơ sở để đánh giá những giá trị glucose khác sau khi thử nghiệm.
- Sau
đó bạn sẽ được yêu cầu uống 250ml nước có pha 75g đường glucose
- Tiếp
theo bạn sẽ được lấy mẫu máu thứ 2 cách 1 giờ sau khi lấy mẫu máu đầu tiên để
đo nồng độ glucose máu giờ 1
- Tiếp theo bạn sẽ được lấy mẫu máu thứ 3 cách 1
giờ sau khi lấy mẫu máu thứ 2 để đo nồng độ glucose máu giờ 2
- Căn
cứ vào kết quả đo nồng độ glucose của 3 lần xét nghiệm, bác sỹ sẽ đưa ra lời
khuyên thích hợp cho bạn.
- Trong
thời gian làm nghiệm pháp, bạn không được ăn uống gì thêm, ngồi nghỉ tại chỗ
hoặc đi lại nhẹ nhàng trong khuôn viên bệnh viện
- Sau
khi làm nghiệm pháp, bạn có thể ăn uống và trở về chế độ sinh hoạt như bình
thường
Những lưu ý khi
thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống?
Khi tiến hành nghiệm pháp
cần chú ý đến những điều sau:
- Nghiệm pháp dung nạp glucose không thực hiện cho
những thai phụ đã được xác định glucose huyết tăng cũng có các triệu chứng cụ
thể của tăng glucose hoặc đã có 2 mẫu glucose huyết lúc đói > 7,0mmol/L,
những thai phụ có bệnh cấp tính, những người suy dinh dưỡng mạn tính.
- Thai
phụ cần ăn uống bình thường trong 3 ngày trước khi tiến hành thực hiện nghiệm
pháp.
- Tuyệt
đối không sử dụng các thuốc thuộc nhóm corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn
beta giao cảm trong vòng ít nhất 3 ngày.
Ở đâu thực hiện nghiệm pháp tăng đường huyết thai kỳ hay
dung nạp glucose đường uống?
Hiện nay, khi đến khám thai
định kỳ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên
Bái, bạn sẽ được tư vấn và chỉ định làm xét nghiệm tăng đường huyết thai
kỳ. Đây là một xét nghiệm tương đối đơn giản nên các thai phụ không cần lo
lắng, chỉ cần nhịn ăn sáng trước khi đến khám. Kết quả xét nghiệm sẽ được hoàn
tất và trả cho bệnh nhân sau 3 giờ
Khi nào cần làm Nghiệm pháp tăng đường huyết thai kỳ? Mặc dù bệnh thường phát
triển ở tuần thai thứ 24 đến 28, nhưng các thai phụ vẫn cần thực hiện nghiệm
pháp tăng đường huyết thai kỳ ngay từ lần đi khám thai đầu tiên (trong 3 tháng
đầu) để phát hiện và chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ cũng như có chế độ
ăn và kiểm soát đường máu hợp lý tránh những biến chứng sóm cho thai nhi.