Cho
đến nay, rối loạn phổ tự kỷ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân cũng
như chưa có thuốc chữa đặc hiệu. Khi phụ huynh biết con mình bị rối loạn phổ tự
kỷ là một nỗi đau quá lớn và dường như không thể vượt qua. Do vậy, phụ huynh
thường có phản ứng rất mạnh, diễn biến tâm lý phức tạp và có một số biểu hiện
sau:
1.
Sốc, không tin, phủ nhận: Ban đầu phụ huynh sẽ suy sụp, không tin, không chấp
nhận chẩn đoán của bác sỹ và có xu hướng đưa con đến nhiều cơ sở y tế khác để
khám với hy vọng có một chẩn đoán khác.
2.
Tức giận, tự trách mình: sau giai đoạn phủ nhận, khi trở về với những dấu hiệu
chậm giao tiếp, kém tương tác nơi con, nhiều phụ huynh sẽ có cảm xúc giận dữ.
Cha mẹ có thể đỗ lỗi, quy trách nhiệm cho nhau hoặc cho ông bà, người nuôi dưỡng
là nguyên nhân khiến trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Bầu không khí của gia đình có
thể trở nên căng thẳng, bất hòa và có nguy cơ dẫn đến những đổ vỡ. Một số người
đôi khi lại tự trách chính mình và có mặc cảm tội lỗi, cảm giác thất bại trong
việc nuôi dưỡng con.
3.
Tự lý giải: Sau giai đoạn tức giận, phụ huynh sẽ đi tìm những
nguyên nhân mà mình cho rằng đưa đến tình trạng xấu của con mình. Nhiều người
có thể đưa ra các suy luận rằng nếu như trước đây không cho trẻ xem tivi nhiều,
điện thoại, dành thời gian nhiều hơn cho con thì liệu con có mắc rối loạn phổ tự
kỷ???. Tuy nhiên cho đến nay, giả thuyết về việc cách chăm sóc của cha mẹ làm
con tự kỷ đã không còn được chấp nhận.
4.
Buồn bã: Với nhiều loay hoay, xoay sở với vấn đề của con, đến
giai đoạn này phụ huynh có phần đã chấp nhận thực tế. Họ cảm thấy buồn bã, thất
vọng, mệt mỏi, chán nản…
5.
Chấp nhận: Sau
tất cả những suy nghĩ và suy luận phụ huynh sẽ trở lại với cuộc sống và đối diện
với những vấn đề đang diễn ra nơi trẻ. Khi đó phụ huynh có thể chấp nhận được
con của mình với tất cả những gì thuộc về con.
Có
thể bạn không theo diễn biến tâm lý trên. Tuy nhiên mỗi gia đình có những trải
nghiệm và phản ứng khác nhau nhưng nhìn chung nhiều gia đình đã và đang trải
qua những cảm xúc rất phức tạp thường là “ một cơn bão cảm xúc” kéo dài trong
nhiều năm và lặp đi lặp lại.
Quá
trình đi đến “chấp nhận” vấn đề rối loạn phổ tự kỷ của con mình là rất dài với
hầu hết các gia đình, với các bậc cha mẹ. Hãy nhìn trực diện vào những vấn đề
tâm lý trên để tự mình vượt qua hoặc được giúp đỡ để vượt qua quá trình này.
Sau
đây là một số lời khuyên dành các bậc phụ huynh:
Điều
đầu tiên cần làm là Giữ bình tĩnh, trấn tĩnh cảm xúc. Bạn hãy cố gắng
hít thở thật sâu để giúp bản thân bình tĩnh trở lại. Trong khi tâm trạng đang rối
bời, bạn hãy tìm kiếm một không gian riêng để dành thời gian suy nghĩ về việc
đã xảy ra để củng cố lại tinh thần.
Thứ
hai, bạn hãy trao đổi, tâm sự, chia sẻ, nếu cần hãy sử dụng dịch vụ tư vấn tâm
lý.
Bạn
hãy trao đổi với các bác sỹ khi chẩn đoán cho con bạn hoặc với chuyên viên tâm
lý khi thực hiện các test đánh giá. Những giải thích, những cung cấp thông tin
ban đầu sẽ giúp bạn vượt qua những hoang mang về tình trạng của con mình.
Bạn
có thể chia sẻ những điều bạn đang trải qua và cảm thấy thế nào với những người
thân trong gia đình, với những người bạn của bạn, với những bố mẹ cũng có con tự
kỷ mà bạn biết,…để có thêm nguồn sức mạnh vượt ra rào cản tâm lý của chính
mình.
Nếu
như bạn chưa sẵn sàng để tâm sự, bạn hãy viết nhật ký. Khi chúng ta viết ra những
sự kiện gây chấn thương tâm lý, những suy nghĩ và cảm xúc sâu kín nhất bên
trong có thể giúp chúng ta cải thiện sức khỏe về thể chất và tinh thần đem đến
những thay đổi tích cực về hành vi.
Nếu
cần hãy nói chuyện với một chuyên gia về tâm lý để có thể giúp bạn đương đầu với
những vấn đề đang gặp phải.
Thứ
ba, hãy tìm hiểu thông tin. Bạn cần tự trang bị những kiến thức về hội
chứng tự kỷ thông qua các kênh như từ các nhà chuyên môn, từ những phụ huynh có
con tự kỷ khác, từ những trang web chính thống về tự kỷ như: http://a365.vn, http://www.tretuky.com, https://sites.google.com/site/nuoicontuky/,…hoặc tham gia
các khóa tập huấn dành cho cha mẹ trẻ. Khi bạn có kiến thức, có hiểu biết bạn
hiểu về hội chứng tự kỷ cũng như nguyên nhân, khiếm khuyết cốt lõi của con từ
đó có định hướng những việc cần làm để giúp chính bạn vượt qua được “cơn bão cảm
xúc” cũng như giúp con bạn vượt qua khó khăn.
Thứ
tư, bạn hãy tham gia các tổ chức, nhóm của cha mẹ, gia đình có con tự kỷ. Tích cực tham gia vào các tổ chức, nhóm
của cha mẹ, gia đình có con tự kỷ có thể rất hữu ích. Các nhóm như vậy cho phép
bạn có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của người khác. Cha mẹ cũng được thảo luận về
những khó khăn và phiền muội với một nhóm cảm thông và không suy xét. Đối với
nhiều cha mẹ, các nhóm này sẽ mang lại cho họ hy vọng, sự động viên và thoải
mái. Hiện câu lạc bộ cha mẹ trẻ em rối
loạn phổ tự kỷ đã được thành lập ở nhiều tỉnh thành, hội phụ huynh các trung
tâm, các diễn đàn/ group trên zalo, facebook dành cho cha mẹ trên cũng là địa chỉ tin cậy cho những vấn đề bạn
gặp phải. Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam VAN (Group) là địa chỉ bạn có thể tham gia.
Thứ
năm, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn và rèn luyện cơ thể. Với những gia
đình có con tự kỷ thì trách nhiệm, những yêu cầu trong chăm sóc đặc biệt đối với
trẻ khiến bạn không có thời gian cho bản thân nghỉ ngơi. Điều này có thể làm bạn
mệt mỏi, kiệt sức không thể tiếp tục được nữa. Bạn cũng cần phải dành thời gian
cho mình để chăm sóc bản thân, tìm cách thư giãn như đi chơi, đi shopping, đi
thăm bạn bè… Khi cần hãy nhờ người trông giúp con bạn một thời gian. Nếu không
thể nhờ bố mẹ hoặc người thân nào đó giúp bạn trông con hãy sử dụng dịch vụ
trông con theo giờ. Điều này cho phép bạn và các người con khác được nghỉ ngơi
một thời gian.
Rèn luyện là một
cách tuyệt với để tâm trí bạn không quẩn quanh với vấn đề của bạn, ít nhất là
trong một thời gian ngắn. Các nghiên cứu cho thấy luyện tập cải thiện tâm trạng
và giảm lo âu nếu tập thường xuyên (ít nhất ba lần một tuần, mỗi lần ít nhất 30
phút). Rèn luyện thân thể cũng cải thiện sức khỏe của bạn và là một cách để kiểm
soát trọng lượng cơ thể.
Thứ
sáu, lập danh sách các việc cần làm và thảo luận thống nhất với người thân. Có một danh
sách các việc cần làm có thể giúp bạn có một kế hoạch rõ ràng. Điều này giúp bạn
tập trung và thấy mình đã làm được nhiều việc cho con và bản thân. Sau khi đã
có danh sách các việc cần làm thì bạn hãy bàn bạc thảo luận để đi đến thống nhất
trong việc sắp xếp công việc tại nơi làm việc, việc nhà, sự chia sẻ hỗ trợ của
các thành viên khác trong gia đình như ông bà, những người họ hàng, anh chị em
của trẻ…Bạn cũng cần có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để mọi
người đều có trách nhiệm trong quá trình nuôi dưỡng con.
Đủ
nắng hoa sẽ nở, đủ gió chong chóng sẽ quay, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy. Bạn hãy luôn giữ
vững niềm tin để tìm thấy những năng lực tích cực trong bạn.
Hiện nay tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh
Yên Bái đã và đang triển khai khám sàng lọc cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại khoa Nhi - Tổng
hợp, với một nhóm làm việc đa chuyên ngành bao gồm bác sỹ nhi khoa và chuyên
viên tâm lý có kiến thức chuyên sâu cùng kỹ năng tư vấn, chia sẻ thông tin chẩn
đoán cho gia đình trẻ. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề nêu trên hãy đến với Bệnh viện
Sản - Nhi Yên Bái để được hỗ trợ bạn một cách tốt nhất.
Xin liên hệ: - Khoa
Nhi Tổng hợp: 0931676988;
- Bs CKI Nguyễn Huyền Trang: 0982386068;
- Ths Tâm lý Nguyễn
Thị Mẫn: 0816162424.