Vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu, có vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể. Sự dư thừa hay thiếu hụt vitamin D cũng có thể gây ra một số tác hại với cơ thể… vì vậy việc thực hiện xét nghiệm vitamin D nhằm định lượng nồng độ vitamin D trong cơ thể cũng có vai trò rất quan trọng. Hãy cùng Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái tìm hiểu về Vitamin D và xét nghiệm Vitamin D qua những nội dung sau nhé:
Vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu, có vai trò vô cùng quan trọng trong mọi
hoạt động của cơ thể. Sự dư thừa hay thiếu hụt vitamin D cũng
có thể gây ra một số tác hại với
cơ thể… vì vậy việc thực hiện xét nghiệm
vitamin D nhằm định lượng nồng độ vitamin D trong cơ thể cũng có vai trò rất
quan trọng. Hãy cùng Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái tìm hiểu về Vitamin D và xét nghiệm Vitamin D qua những
nội dung sau nhé:
1. Vitamin D là gì?
Vitamin D là một loại vitamin thuộc nhóm tan
được trong dầu, mỡ và chất béo. Vitamin D thường tồn tại dưới 2 dạng đó là
vitamin D2 và D3, về mặt dinh dưỡng thì 2 loại này có giá trị tương đương nhau.
2. Vai trò của vitamin D?
Vitamin
D có vai trò quan trọng với cơ thể, đặc biệt là trẻ em đang
trong giai đoạn phát triển.
Vitamin
D đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thế như:
· Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và phospho để hình
thành và duy trì hệ xương, răng. Trẻ có thể sẽ trở nên còi cọc, người lớn dễ
mắc chứng nhuyễn xương,
loãng xương nếu không bổ sung đầy đủ vitamin D.
· Thiếu vitamin D có thể gây ra
một số bệnh khác như đái tháo đường, ung thư vú, đại tràng, tuyến
tiền liệt...
· Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều
hòa cân bằng nội mô của canxi và phospho trong cơ thể.
· Vitamin D thường được dùng để điều trị một số bệnh như
bệnh vảy nến, loãng xương, loãng xương do thận...
· Một số nghiên cứu đã cho thấy, có mối liên quan giữa
việc thiếu hụt vitamin D và một số bệnh lý khác như: sa sút trí tuệ, tự kỷ, tâm thần
phân liệt....Để tránh tình trạng sa sút trí tuệ ở người già, việc đảm bảo cơ
thể hấp thụ đầy đủ vitamin D rất quan trọng.
· Vitamin D giúp cơ thể cải thiện khả năng thăng bằng,
phòng ngừa một số trường hợp bị té ngã, nhất là đối với người lớn tuổi.
· Vitamin D phòng ngừa tổn thương thị lực: hấp thụ đầy
đủ vitamin D giúp củng cố các dây thần kinh thị giác, phòng ngừa nguy cơ tổn
thương thị lực.
· Vitamin D giúp ngăn ngừa các cơn đau đầu do đau nửa
đầu hoặc tình trạng viêm xoang bởi
vitamin D tác dụng chống viêm.
· Cơ thể thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
và là nguyên nhân gây ra một số tình trạng bệnh lý khác.
3. Nguyên nhân, tác hại của việc
thiếu hoặc thừa vitamin D
3.1
Thiếu vitamin D:
Nguyên
nhân:
- Người
bệnh có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng nhiều bia, rượu, thuốc lá;
chế độ ăn uống ít chứa vitamin D,…
- Người
bệnh có bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa dẫn đến dự kém hấp thu tại ruột,
hạn chế quá trình chuyển hóa. Do đó, mặc dù bệnh nhân có cung cấp đủ vitamin D
thì cơ thể vẫn bị thiếu hụt.
- Đối với
người ít tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như người bị hạn chế khả năng
đi lại hoặc trẻ sơ sinh thì thường bị thiếu vitamin D do nguyên nhân này.
- Trường
hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch
cũng làm giảm đáng kể nồng độ vitamin D trong cơ thể.
Tác
hại:
Tình
trạng thiếu vitamin D thường gặp ở trẻ em và khá hiếm xảy ra ở người lớn. Tuy
nhiên người lớn cũng không nên chủ quan vì thiếu vitamin D sẽ dẫn tới nhiều tác
hại cho cả người lớn và trẻ em.
·
Khi bị thiếu vitamin D sẽ dẫn tới bệnh
còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người lớn.
·
Thiếu vitamin D còn dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh
lý tim mạch, suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi, gây ra hen suyễn ở trẻ em và
gây ung thư.
·
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thiếu vitamin D sẽ gây ra các triệu chứng không điển hình như
dễ bị kích thích, ra mồ hôi, chậm mọc răng, mềm xương sọ, dễ bị co giật. Khi
trẻ biết đứng sẽ dễ bị cong vẹo cột sống, chân bị vòng kiềng
·
Các nghiên cứu cũng gợi ý rằng vitamin D đóng vai trò
trong dự phòng và điều trị một số tình trạng như đái tháo đường type 1 và type
2, tăng huyết áp, rối loạn dung nạp glucose và đa xơ cứng.
3.2 Thừa vitamin D:
- Vitamin
D quan trọng đối với cơ thể nhưng sử dụng quá nhiều vitamin D sẽ gây ra nhiều
tác hại. Khi sử dụng vitamin D liều cao, kéo dài sẽ dẫn đến nhiễm độc do thừa
vitamin D, còn gọi là cường
vitamin D, làm tăng calci huyết và dẫn đến hàng loạt triệu chứng như đau
đầu, chóng mặt, chán ăn, khô miệng, chuột rút, táo bón, buồn nôn, đau cơ, đau
xương, mạch máu bị vôi hóa..Nhiều trường hợp còn gây tổn thương thận, tăng
huyết áp, loạn nhịp tim, trẻ bị châm lớn, dị tật bào thai, khó thở, co giật,
giảm khả năng tình dục...
- Đặc
biệt thừa vitamin D có
thể gây ra các biến chứng ở mắt với 2 triệu chứng thường gặp sau: tại kết mạc
những nốt nhỏ, màu trắng, sắp xếp thành hàng ngang hay cong rồi đổ vào rìa của
lòng đen, còn tại giác mạc có hiện tượng viêm giác mạc hình dải băng, gặp chủ
yếu ở trẻ em. Khi phát hiện thấy dấu hiệu ngộ độc vitamin D, cần ngừng uống
vitamin D và lập tức đến các cơ sở y tế để kịp thời điều trị. Để tránh những
tác hại do thừa vitamin D, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước
khi sử dụng vì liều vitamin D cho các đối tượng khác nhau sẽ rất khác nhau.
4. Làm thế nào để xác định được cơ
thể thừa hay thiếu vitamin D?
- Xét
nghiệm định lượng 25-OH Vitamin D (D3)
nhằm đánh giá tình trạng thiếu hụt vitamin D để
chẩn đoán còi xương, loãng xương,… hoặc tình trạng dư thừa khi sử dụng bổ
sung vitamin D liều cao kéo dài.
- Bệnh
phẩm: được sử dụng để phân tích là máu tĩnh mạch.
Bệnh
nhân nên nhịn ăn khoảng 4-8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
Sau khi lấy máu tĩnh mạch, mẫu máu sẽ được
chuyển về phòng xét nghiệm để thực hiện định lượng nồng
độ vitamin D.
Xét nghiệm định lượng Vitamin D được thực hiện bằng
máy xét nghiệm hoàn toàn
tự động. Kết quả thu được sẽ được đánh giá như sau:
•
Trị số
bình thường: 50-70 nmol/L
•
Thiếu Vitamin D: <
30 nmol/L
•
Thừa Vitamin D:
>100 nmol/L
- Thời
gian trả kết quả: sau khi lấy mẫu khoảng 90 phút
- Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm:
Không phải bất kỳ
ai cũng cần thực hiện xét nghiệm vitamin D, một số trường hợp được khuyến cáo
nên kiểm tra đó là:
•
Trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ, trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng,
thấp còi.
•
Người trung và cao tuổi gặp các vấn đề về loãng xương,
còi xương, đau cơ xương khớp kéo dài không khỏi.
•
Người có biểu hiện tinh thần mệt mỏi, chán nản, trầm cảm
và thiếu năng lượng.
•
Người béo phì có chỉ số BMI > 25.
•
Người mắc các bệnh có liên quan đến nồng độ vitamin D như
ung thư, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch, lupus ban đỏ hệ thống,
trầm cảm, bệnh Alzheimer, Parkinson,...
•
Những người ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời,
làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng, có làn da ngăm đen.
•
Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng thuốc uống bổ sung vitamin
D thì cũng cần phải thực hiện xét nghiệm vitamin D để theo dõi chỉ số này
thường xuyên.
Tùy vào từng mức độ thiếu hụt cũng như
các yếu tố tuổi tác, giới tính và nhu cầu của cơ thể để bổ sung hàm lượng
vitamin D cần thiết. Ví dụ như đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển,
phụ nữ có thai và người cao tuổi thông thường sẽ cần bổ sung lượng vitamin D
nhiều hơn.
5. Một số phương pháp giúp bổ sung hàm lượng
vitamin D cho cơ thể.
Chúng ta có thể chủ động bổ sung nguồn vitamin D cho cơ
thể bằng nhiều cách khác nhau như:
- Bổ
sung qua các thực phẩm
Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn các thực phẩm
có chứa hàm lượng vitamin D cao như lòng đỏ trứng, cá, gan lợn, sữa, bột mì,
ngũ cốc,... các thực phẩm nhiều canxi như tôm, cua, cá, sữa chua,...
Đối với phụ nữ đang mang thai cần phải bổ sung đầy đủ
dinh dưỡng để thai khỏe mạnh và đủ sữa cho con bú. Trẻ nhỏ cần phải được đảm
bảo chế độ ăn uống đa dạng, bổ sung vitamin bằng nhiều loại thực phẩm khác
nhau.
Tuy nhiên cần chú ý chỉ bổ sung hàm lượng vitamin D cần
thiết và vừa đủ cho cơ thể, không nên cung cấp quá nhiều dẫn đến dư thừa.
- Cho
trẻ tắm nắng đúng cách
Các bậc cha mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách
tắm nắng giúp chuyển hóa vitamin D và tăng cường phát triển xương khớp. Khi tắm
nắng cần đội mũ, đeo kính râm để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu. Không
sử dụng các loại kem để bôi vào da trong thời gian tắm nắng. Cho trẻ tắm nắng ở
nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng, từ tháng đầu tiên sau đẻ. Cần để lộ chân, tay,
lưng, bụng, ngực cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Thời gian tắm nắng tốt nhất đó là từ 7 - 8 giờ sáng và
sau 5 giờ chiều. Bạn chỉ nên cho trẻ tắm nắng trong vòng khoảng 10 - 15 phút là
vừa đủ để cơ thể hấp thu
- Sử
dụng sản phẩm chứa vitamin D
Cha mẹ có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm chứa
vitamin D cho trẻ như vitamin D dạng viên uống, dạng nước nhỏ giọt, dạng bột hòa
tan. Tuy nhiên việc sử dụng cần phải được sự cho phép của bác sĩ, đảm bảo dùng
đúng liều và đúng loại, tránh gây ngộ độc vitamin D.
Sự thừa hay thiếu của vitamin D đều không có lợi cho sức khỏe, để nhận biết tình
trạng này cần phải thông qua xét nghiệm.
Hiện
nay, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái là một trong những cơ sở lấy mẫu xét nghiệm
máu để xét nghiệm vitamin D nhanh
chóng và chính xác.
Với
đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái là địa chỉ
được nhiều khách hàng tin cậy thực hiện xét nghiệm định lượng vitamin D và
các xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch khác như kiểm tra chức năng gan - thận, định
lượng sắt, Calci....
TỔ
TRUYỀN THÔNG BV SẢN – NHI
Bs CKI : Nguyễn Thị Vân Hiền